Bánh chưng là một món ăn truyền thống không thể thiếu trong các gia đình Việt Nam mỗi dịp Tết đến. Thấy mùi bánh chưng thơm bên bếp hồng là thấy một năm mới nữa đã về. Dưới đây là những làng nghề làm bánh chưng ngon nổi tiếng miền Bắc.
1, Bánh chưng Bờ Đậu (Thái Nguyên)

Sản phẩm bánh chưng Bờ Đậu có từ những năm 1960. Tổ nghề làm bánh ở đây được người dân cho là cụ Nguyễn Thị Xuân, thường gọi là cụ Đấng (gọi theo tên của chồng). Cụ Đấng là người xã Cổ Lũng. Theo lời dân làng kể lại, trước đây quán bánh cụ Đấng nằm gọn dưới một gốc cây ven đường, quán tuy nhỏ nhưng lúc nào cũng đông khách. Đến lúc về già, cụ truyền lại nghề cho các con cháu và bánh chưng Bờ Đậu được lưu truyền cho đến bây giờ. Trước khi có làng nghề bánh chưng, người dân xã Cổ Lũng chủ yếu làm nông nghiệp, trồng lúa, trồng chè. Các hộ gia đình đa số sống trong cảnh nhà tranh, vách đất. Nhờ có nghề làm bánh chưng mà cuộc sống của người dân đã vươn lên thoát nghèo.
Theo bà Nguyễn Bích Liên, Trưởng làng nghề bánh chưng Bờ Đậu: Làng nghề hiện có 50 hộ dân tham gia sản xuất và kinh doanh. Trung bình mỗi ngày, một hộ bán được từ 100 đến 150 chiếc bánh chưng, vào dịp gần Tết, số lượng này tăng gấp rưỡi, gấp đôi. Sản phẩm bánh chưng chủ yếu vẫn là bánh chưng truyền thống gồm bánh vuông và bánh dài hình trụ tròn, tương tự như bánh tét của Nam bộ.
Theo bà Nguyễn Bích Liên, Trưởng làng nghề bánh chưng Bờ Đậu: Làng nghề hiện có 50 hộ dân tham gia sản xuất và kinh doanh. Trung bình mỗi ngày, một hộ bán được từ 100 đến 150 chiếc bánh chưng, vào dịp gần Tết, số lượng này tăng gấp rưỡi, gấp đôi. Sản phẩm bánh chưng chủ yếu vẫn là bánh chưng truyền thống gồm bánh vuông và bánh dài hình trụ tròn, tương tự như bánh tét của Nam bộ.

“Bánh chưng Bờ Đậu không chỉ nổi tiếng trong vùng, trong khu vực, mà rất nhiều du khách trên cả nước cũng như kiều bào nước ngoài thường xuyên đặt mua bánh để giới thiệu tới đông đảo bạn bè quốc tế về một sản vật nức tiếng của quê hương và là món ăn truyền thống không thể thiếu trong những mâm cỗ ngày Tết cổ truyền của dân tộc”, bà Liên vui mừng chia sẻ.
2, Bánh chưng làng Dòng (Phú Thọ)

Làng Dòng thuộc xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Tương truyền bánh chưng làng Dòng có từ thời Hùng Vương thứ 6. Cùng với bánh dày, hàng năm người dân đất tổ lại dâng bánh chưng cúng tổ tiên mỗi dịp Tết xuân về.

Ngày nay, ngôi làng đã hình thành nhiều cơ sở làm bánh với quy mô lớn hơn nhằm xây dựng thương hiệu và giữ gìn nghề, Quy mô sản xuất mỗi ngày hàng nghìn chiếc, cung cấp theo đơn đặt hàng của thương lái khắp nơi và có mặt trong các hệ thống siêu thị tại Vĩnh Phúc, Hà Nội.
3, Bánh chưng làng Tranh Khúc (Hà Nội)
Làng Tranh Khúc (xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội) từ lâu đã nức tiếng với nghề gói bánh chưng truyền thống. Những chiếc bánh chưng Tranh Khúc dẻo, thơm ngon là địa chỉ quen thuộc không chỉ của người dân Hà Nội mà nhiều khách phương xa.

Gạo nấu bánh có rất nhiều loại: của Bắc Ninh, Thái nhưng nếu chọn loại nếp cái hoa vàng của vùng Hải Hậu ngon.
Đậu xanh chọn loại ngon, dẻo. Sử dụng đậu vỡ sẵn, hoặc loại đậu hạt tiêu, sẫm màu, ngon và thơm ngậy hơn loại đậu mỡ hạt to, lại bở và dẻo.

Bánh gói chặt tay, buộc chặt rồi luộc 8-10 tiếng. Khi bánh chín, rửa qua nước lạnh cho bánh được sạch, lá không bị khô, xấu lá. Rồi sau đó dùng một tấm phên chèn để nước trong vỏ bánh chảy hết khi bánh vẫn còn đang mềm, làm như vậy có tác dụng làm cho bánh nở đều, các góc chặt như nhau.
4, Bánh chưng Lỗ Khê – Hà Nội

Chỉ cách trung tâm TP. Hà Nội khoảng 30 km về hướng Đông Bắc và không “nổi tiếng” như bánh chưng ở làng Tranh Khúc (huyện Thanh Trì), song nếu ai một lần đặt chân đến làng Lỗ Khê (xã Liên Hà, Đông Anh) và thưởng thức bánh chưng truyền thống ở đây, có lẽ sẽ chẳng thể nào quên được. Nghề làm bánh chưng truyền thống ở Lỗ Khê có từ khi nào, ngay cả đến các bậc cao niên trong làng cũng không thể nào nhớ được, chỉ biết rằng khi họ lớn lên thì nghề làm bánh chưng đã có rồi. Cứ vậy, người đi trước truyền lại cho người đi sau và nghề gói bánh chưng đã trở thành một nét văn hóa, bản sắc riêng của người dân làng Lỗ Khê mỗi dịp Tết đến, xuân về.
5, Bánh chưng làng Đầm (Hà Nam)

Làng Đầm cách thành phố Phủ Lý khoảng 5km, thuộc xã Liêm Tuyền, huyện Thanh Liêm, Hà Nam. Dân làng quanh năm gói bánh, nhưng nhộn nhịp đông khách nhất vẫn là giáp Tết.
Nằm gần vựa lúa Nam Định với nhiều giống nếp quý, người làng Đầm chọn nếp Hải Hậu hoặc phối với nếp cái hoa vàng. Đậu xanh cũng từ vùng Nam Định hoặc Hà Nam, dùng đỗ ta hạt mẩy, thịt lợn sạch cân đối nạc mỡ.
Thợ nghề thường dùng nồi tôn và nước mưa để luộc bánh. Nhờ vậy, bánh để 8-10 ngày vẫn không ôi thiu.
Nguồn: Tổng hợp