Đối với tác giả, Hà Nội xưa luôn mang lại cho anh rất nhiều cảm xúc. (Ô quan Chưởng năm 1900 và 2020)
Một góc hình ảnh cầu Thê Húc 100 năm trước và 100 năm sau
Nhà thờ lớn Hà Nội cách đây 100 năm khi kim đồng hồ điểm đúng 9 giờ sáng
Bưu điện Hà Nội 100 năm trước và ảnh chụp năm 2014. Toà nhà xưa mặt chính trông ra đại lộ Francis Garnier (phố Đinh Tiên Hoàng), mặt sau dựa lưng vào phố Chavassieux (phố Lê Thạch).
Một góc bờ hồ Hoàn Kiếm
Những hàng nước vỉa hè vẫn luôn là nét đặc trưng của Hà Nội xưa và nay (1915 – 2016)
Trước Đền Quán Thánh 100 năm trước – 2020. Sức mạnh của thời gian đã biến đầm lầy phía trước thành công viên.
Toà nhà Hàm cá mập khi mới còn đang xây dựng và ngày nay (ảnh nằm ngoài Album 100 năm)
Còn đây là hình ảnh Cầu Giấy cách đây 100 năm, liệu Cầu Giấy có được làm bằng giấy thật không? Thật ra, Bưởi gần đó có 3 làng làm giấy nổi tiếng: Yên Thái, Hồ Khẩu và Đông Xã. Từ Bưởi ra cầu phơi giấy, nên người ta gọi là Cầu Giấy.
Đường Cổ Ngư xưa những năm 1900 (Đường Thanh Niên bây giờ).
Một góc Hồ Tây 100 năm trước và 100 năm sau
Chợ Bưởi, một trong những chợ phiên lâu đời tại Hà Nội. “Chợ Bưởi một tháng sáu phiên. Ngày tư, ngày chín cho duyên đèo bòng”.
Cổng làng Đông Xã, 444 Thụy Khuê khoảnh khắc gần 100 năm trước. (Bốn chữ khắc trên cổng đến nay vẫn còn)
Hình ảnh về đền Long Tỉnh (Làng Yên Thái). Tây Hồ Chí có câu: “Thăng Long là thắng địa của phương Bắc, mà Tây Hồ là một thắng cảnh của đất Thăng Long”.
Một khúc nhỏ sông Tô Lịch 100 năm trước và căn nhà chòi làm giấy ven sông.
Bốt nước hàng đậu xưa và nay
Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục
Hướng lên cầu Long Biên
Đền Quán Thánh những ngày xưa cũ
Ven hồ Trúc Bạch xưa và nay
Đền Thủy Trung Tiên (dân gian gọi là Cẩu Nhi) huyền bí nằm giữa hồ Trúc Bạch. Quanh năm u tịch bởi cây bao phủ. Đền gắn liền với văn hóa tâm linh thờ Thần Chó của người Việt.
Đầm sen Tây Hồ
Tháp Hòa Phong nhuốm màu rêu phong – phần còn sót lại của ngôi chùa Báo Ân được mệnh danh là ngôi chùa lớn nhất chốn Kinh kỳ thế kỷ 19.
Chùa Trấn Quốc, cổ tự nghìn tuổi phía đông Hồ Tây. ‘Ðáo cảnh linh nhân hồi thủ vọng, Ðông nam phất tụ nhạn thành quần.’ (Hồ Xuân Hương)
Một góc khác nơi phố Cầu Giấy
Cầu Long Biên từng được xem là “tháp Eiffel nằm ngang” của Hà Nội.
Trấn Ba Đình – Đền Ngọc Sơn. Cột trong đình có câu đối đỏ: “Kiếm hữu dư linh quang nhược thủy Văn tòng đại khối thọ như sơn”.
Chùa Một Cột, Hà Nội. Hình ảnh xưa nghệ nhân thêu Phan Van Khoan đang vẽ hình Chùa Một Cột để thêu, năm 1898.
